Explore
Also Available in:

Chúa Giê-xu nói về tuổi Trái Đất

Chúa Giê-xu tin một Trái Đất trẻ, nhưng những người theo thuyết tiến hóa hữu thần dẫn đầu nói rằng Chúa đã sai.

bởi Carl Wieland
dịch bởi Hi Tea và John Smith

8523Jesus-young-earth

Trình tự thời gian tiêu chuẩn theo thế tục, từ một “vụ nổ Big Bang” được viện ra khoảng 15 tỉ năm về trước cho tới bây giờ, được chấp nhận bởi đa số mọi người trong giới Cơ Đốc Phúc Âm, mặc dù có nhiều người không chấp nhận thuyết tiến hóa. Một vài thậm chí còn nói rằng tranh cãi về vấn đề hàng tỉ năm sẽ mang tới một sự cản trở không cần thiết lên hành trình của những người thiên về khoa học có tiềm năng cải đạo.

Điều này nghịch lại với lời dạy của Chúa Giê-xu, Đấng Tạo Hóa đã trở thành người trong xác thịt,1 và của cả một vài những tác giả Kinh Thánh2 mà thẳng thắn chỉ ra là điều này là sai lệch – những người này có mặt từ thuở ban đầu của sáng thế. Nhưng trong trình tự thời gian của thuyết tiến hóa, loài người mới chỉ xuất hiện từ một hoặc hai triệu năm – theo trình tự này thì loài người ở khoảng cuối của lịch trình thời gian. Điều này có nghĩa là Chúa đang hoàn toàn chắc chắn đang tuyên bố rằng thế giới không có thể là vài tỉ năm tuổi.

.Lấy ví dụ, khi đang nói về giáo lý hôn nhân, Chúa Giê-xu nói trong Mác 10:6 (những chỗ in đậm được thêm vào)

“Nhưng từ buối sáng thế, “Đức Chúa Trời chỉ tạo dựng một nam và một nữ.”3

Trong Luca 11:50-51, Chúa Giê-xu cũng nói: “Như vậy, thế hệ này sẽ bị đòi máu của tất cả các nhà tiên tri đã đổ ra từ buối sáng thế, tức là từ máu của A-bên cho đến máu của Xa-cha-ri …”. Và trong Rô-ma 1:20, sứ đồ Phao-lô nói về Đức Chúa Trời: “Những gì về Đức Chúa Trời mà mắt trần không thấy được, tức là quyền năng đời đời và thần tính của Ngài, thì ngay từ buổi sáng thế người ta đã nhận thức rõ ràng khi quan sát các tạo vật của Ngài; cho nên họ không thể bào chữa được.”

Paul đang rõ rang nói rằng người ta có thể nhận thức được những thần tính của Chúa trong sự tạo hóa của Ngài từ buối sáng thế của thế giới. Không phải là kể từ khi loài người được dựng nên.

So sánh sự xuất hiện của loài người theo các trình tự thời gian dưới đây sẽ cung cấp bằng chứng rõ hơn, cả hai trình tự đều theo tỉ lệ. Chúa Giê-xu, đang nói tại thời điểm lịch sử khoảng 4000 năm sau sự tạo hóa,4 đã nói chính xác rằng Ngày thứ 6, khi loài người được dựng nên, chính là “buổi sáng thế” nhìn từ vài ngàn năm sau đó. Ngược lại, thuyết tạo hóa có mười năm tỉ năm trước theo trình tự thời gian của thế tục sẽ đặt con người ở cuối lịch thời gian. Điều này rõ ràng chỉ ra việc chấp nhận trình tự thời gian của thế tục hoàn toàn phản lại với những lời của Chúa Giê-xu.

Ngày nay, đông đảo Cơ Đốc nhân không chỉ trong giới học thuật của thế tục, nhưng cả trong viện thần học, trường Kinh Thánh, vân vân… tin – và nhiều người còn dạy – rằng “vài tỉ năm” như thế tục nói là sự thật. Trong khi mọi người cố gắng tìm cách để giải quyết với những dẫn chứng tham khảo được nhắc đi nhắc lại, thì có các phản ứng khác nhau. Nhưng (bất cứ khi nào vấn đề không thể thờ ơ bỏ qua được) việc “Tìm cách giải thích cho xong chuyện” đang xảy ra chắc chắn nói nên rõ ràng rằng thẩm quyền được tham khảo không phải là Lời Chúa, nhưng mà là ý kiến thế tục.

Một ví dụ nổi bật (và đau buồn) của việc thay đổi nguồn thẩm quyền mà tôi biết đến là từ một kinh nghiệm cá nhân. Ở Melbourne, Úc, nhiều năm về trước tôi thu xếp để ngồi xuống uống nước và nói chuyện với một vị giáo sư ưu tú trong trường đại học, là một Cơ Đốc nhân được biết đến bởi sự tích cực chống lại cách hiểu theo nghĩa đen về Sáng Thế Ký.5 Tại thời điểm đó, ông còn thực ra là trưởng nhóm học thuật Cơ Đốc được lập ra để công khai chống lại sự thâm nhập mà mục vụ chúng tôi đang cố tạo ra.6 Qua nhiều năm, nhóm này, thật đáng buồn, là đã rất hiệu quả trong việc thuyết phục những viện đào tạo Cơ Đốc rằng thỏa hiệp về sự tạo hóa theo quan điểm Kinh Thánh để chiều theo cách nghĩ của thế tục (tiến hóa, và độ tuổi già) là lập trường ‘đáng trọng’ duy nhất.

Ngoài những bằng cấp khoa học thế tục của ông, chính vị giáo sư này được kính trọng trong cả phạm vi thần học và cũng rất hiểu biết Kinh Thánh. Ông cho tới thời điểm đó đã là khách giảng thường xuyên ở vài viện đào tạo Phúc Âm dẫn đầu của Úc.

Trong cuộc trao đổi lịch sự của chúng tôi, tôi hỏi ông về những lời bình luận trên của Chúa Giê-xu về độ tuổi của trái đất. Tôi hỏi, “Có phải rõ ràng rằng Chúa Giê-xu đã dạy và tin rằng trái đất có độ tuổi trẻ hay sao thưa ông?”

Câu trả lời đáng kinh ngạc

Tôi đã kỳ vọng ông ta làm như những Cơ Đốc nhân theo thuyết tiến hóa khác đã từng làm – để cố tìm cách bóp méo lời nguyên bản để thoát khỏi những hàm ý rất rõ ràng. Thay vì đó, ông nói rằng ông hoàn toàn đồng ý rằng Chúa Giê-xu đã tin vào việc tạo dựng của muôn vật chỉ mới gần đây.

12324-timeline2

Hơi ngạc nhiên, tôi nói, “Ồ, vậy ông giải quyết vấn đề đó như thế nào?” (Ông ấy hẳn phải đang nhận biết đúng rằng tôi biết về lập trường độ tuổi già của tổ chức nổi tiếng này của những người theo thuyết tiến hóa hữu thần.) Câu trả lời của ông, nếu nói giảm bớt đi đi, thì làm tôi kinh ngạc. Ông nói:

“Chúa Giê-xu đã không biết nhiều về khoa học như chúng ta ngày nay”

Những lời ông ấy nói in hằn không gột tảy được khỏi trí nhớ tôi, trong khi trí nhớ về câu trả lời của tôi đã mờ đi đôi chút. Nhưng tôi nhớ mình đã nói cái gì đó về Chúa Giê-xu là Đấng Tạo Hóa, Chúa trở nên xác thịt; Ngài đã ở đó tại thời điểm sáng thế, Chúa không thể nói dối, đại loại là vậy. Câu trả lời của ông cho điều tôi nói một lần nữa không thể nào quên được:

“À, nhưng điều đó là chỗ mà nó trở nên rất phức tạp – nó liên quan tới thần học Nhập Thể, chỗ mà Chúa cố tình từ bỏ nhiều thứ mà liên quan tới thần tính của Ngài trước khi nhập thể.”

Cuộc hội thoại của chúng tôi đang tới hồi kết thúc của thời lượng được cho phép như trong bao trường hợp khác, nhưng tôi còn nhớ rõ mình bị làm cho kinh ngạc bởi nó tới mức tôi phải mất khá lâu sau đó mới thấm thía hết những ngụ ý sâu xa của nó.

Điều đó cả thảy có nghĩa gì

Trước hết, và rất quan trọng, những bình luận của vị giáo sư là chấp nhận rõ ràng rằng những lời chính Chúa Giê-xu, như ghi chép trong Kinh Thánh, thừa nhận rằng Chúa đã tin rằng muôn vật mới được tạo dựng gần đây.

Hãy nhớ rằng vị giáo sư này tại thời điểm đó là một nhân vật nổi tiếng nhất trong giới học thuật tuyên bố tin theo Phúc Âm mà được mời cách nhiệt tình tới các trường Kinh Thánh và chủng viện– để nói với họ tại sao việc tin vào thuyết tiến hóa và độ tuổi già là không có vấn đề gì. Ông hiển nhiên nhận ra là không có cách nào để nói khác đi với những gì Chúa đã rõ ràng tuyên bố trong văn bản Kinh Thánh. Và điều này xảy ra dù vẫn có những nỗ lực bởi những người khác “cố giải thích” để lăn đi tảng đá gây cản trở lớn cho những người tin theo thuyết độ tuổi già.

Cách mà để ông ta có thể giữ quan điểm tiến hóa là tuyên bố rằng Chúa Giê-xu không nói dối, chỉ là Chúa thiếu thông tin. Điều này là do Chúa là Đức Chúa Con trở nên xác thịt, bỏ sang một bên mọi khía cạnh thuộc thần tính của Ngài bao gồm cả việc từ bỏ tất cả những kiến thức về việc gì đã diễn ra khi Ngài tạo dựng muôn vật.

Nếu tôi đã tỉnh táo, một lời phản ứng thích hợp có thể là hỏi câu như sau:

“Được rồi, để có thể tiếp tục bàn luận, chúng ta hãy cứ cho là đầu tiên, sự tạo hóa là bởi tiến hóa, trải qua hàng triệu năm của sự chết chóc và đau đớn – và rằng Chúa Giê-xu đã thực hiện một cuộc phẫu thuật phần trước của não bộ trên chính Ngài,7 để Ngài không có thể nhớ những gì đã xảy ra. Vậy Chúa hiểu Sáng Thế Ký theo cách tự nhiên và thẳng thắn nhất, và Chúa đã không nhận ra đâu là sự thật. Điều mà ông vừa tuyên bố sẽ dẫn tới điều này: Rằng Đức Chúa Cha, biết sự thật, cho phép không chỉ các Sứ Đồ, nhưng cả Con Một yêu dấu Ngài, khi trên Đất, tin và dạy những thứ chỉ là sai trật. Hơn nữa, điều đó có nghĩa là Đức Chúa Cha cho phép những lời dạy sai lệch này xuất hiện – lặp đi lặp lại – trong Lời được mặc khải của Ngài. Điều đó cho một kết quả là trải qua 2000 năm, phần lớn Cơ Đốc nhân đã bị lừa dối nghiêm trọng về những điều đó không chỉ về thời gian và cả về cách thức của sự tạo hóa, mà còn cả những vấn đề của phúc âm thiết yếu như nguồn gốc tội lỗi, và về sự chết và đau đớn.

[được thêm vào bởi tác giả vào tháng 11 năm 2014] Chúa Giê-xu lặp lại nhiều lần rằng lời Ngài và hành động của Ngài là dựa vào thẩm quyền của Đức Chúa Cha, trong mọi phương diện. Một vài ví dụ như đầu tiên là Giăng 8:28: “Vì vậy, Đức Chúa Jêsus nói rằng: “Khi các ngươi treo Con Người lên, lúc ấy các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đấng Hằng Hữu, và biết Ta không tự mình làm điều gì, nhưng chỉ công bố những điều Cha dạy Ta.” Và Giăng 12:49-50: “Ta không nói theo ý riêng mình, nhưng chính Cha là Đấng đã sai Ta truyền cho Ta phải nói điều chi và công bố điều gì. Ta biết rằng mệnh lệnh của Ngài là sự sống đời đời. Vì vậy, những điều Ta nói thì Ta nói đúng như Cha đã truyền dặn.”

Một điều rất rõ rút ra từ cả điều này. Ấy là, niềm tin sai lệch mà “khoa học” nhất định cho rằng tiến hóa và thuyết độ tuổi già là “thực tế” là thách thức nghiêm trọng nhất với thẩm quyền của Thánh Kinh, và vì thế với cả đức tin nói chung, mà Đạo Cơ-Đốc từng đối diện. Nếu thậm chí lời Chúa Giê-xu trong Kinh Thánh không thể tin cậy được trong một vài vấn đề, chúng ta làm sao có thể tin được điều gì ở Kinh Thánh nữa? Cũng hãy đọc xem trong đoạn viết bên dưới nói về “tà giáo về sự từ bỏ thần tánh”

Những nhà theo thuyết tiến hóa hữu thần đầu ngành đã tuyên bố niềm tin của họ rằng Chúa Giê-xu đã bị nhầm lẫn. Ví dụ, trên trang thuyết tiến hóa hữu thần Hoa Kỳ có tên BioLogos, dẫn đầu bởi Francis Collins, xuất hiện những dòng chữ sau đây:

“Nếu Chúa Giê-xu trong thân xác con người hữu hạn sai lầm đôi lúc, thì không có lý do gì mà Môi-se, Phao-lô, Giăng đã viết Kinh THánh không có lỗi. Thay vào đó, chúng ta nên khôn ngoan mà cho rằng những tác giả Kinh Thánh bày tỏ chính họ như những con người viết từ góc nhìn của thế giới quan hạn hẹp và tan vỡ của họ.”8

Điều này còn trầm trọng hơn bởi vì Chúa Giê-xu và các môn đồ sử dụng lịch sử khi họ dạy để biện luận cho thần học họ dạy. Sự Phục Sinh (1 Cô-rinh-tô 15), hôn nhân (Mác 10:1-12), sự đền tội (Rô-ma 5:12-21), và Thiên Đàng (Khải Huyền 21-22:5) chỉ là một vài lĩnh vực mà những Cơ Đốc nhân thỏa hiệp trở nên khập khiễng về mặt thần học vì họ không có lập trường mạnh mẽ giống của Chúa và các sứ đồ về Sáng Thế ký khi họ dạy về những lĩnh vực này.

Thật là một bi kịch khi mà nhiều lãnh đạo Cơ Đốc bị phỉnh gạt và đe dọa để rồi cho rằng những lời giải thích cho những bằng chứng của thế tục lại vượt trên sự hiểu biết lời Chúa của họ. Và ngay tại thời điểm trong lịch sử khi mà có nhiều lý luận khoa học hơn bao giờ hết để xác nhận việc tin vào Kinh Thánh là hoàn toàn hợp lý, chứ phải vào những kết luận của thuyết tiến hóa.

Thuyết tiến hóa hữu thần và “tà giáo về sự từ bỏ chính mình”

bởi Jonathan Sarfati

Sự sai lệch xuất phát từ những nhà thuyết tiến hóa hữu thần đầu ngành không phải là điều gì mới. Nó nhìn chung đã bị từ chối bởi Giáo Hội như là một “tà giáo về sự từ bỏ thần tánh” vào thế kỷ thứ 4, nhưng lại được tái sinh vào thời kì hiện đại, và vì những lý do như đã trình bày trong đoạn chính.

Sự sai lệch này khẳng định rằng trong sự nhập thể, Chúa Giê-xu hoàn toàn từ bỏ mọi thần tánh khỏi Ngài, ở đây là sự hiểu sai về Phi-líp 2:6-7:

“Ngài vốn có bản thể của Đức Chúa Trời, Nhưng không xem sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều nên nắm giữ; Ngài đã từ bỏ chính mình, Mang lấy hình đầy tớ, Và trở nên giống như loài người.” Điều này đúng là nói về sự “từ bỏ” (kenosis), nhưng đoạn đó thực chất nói gì? “Ngài đã từ bỏ chính mình, Mang lấy…”.

Đó là, Ngài đã không từ bỏ điều gì ra khỏi Ngài, ví dụ như những thần tính; mà là, sự từ bỏ chính mình được thể hiện qua sự mang lấy nhân tính. Do đó, đó là sự từ bỏ bằng cách thêm vào – thêm vào bản chất con người, chứ không phải lấy đi điều gì thần tính.2

Điều này khiến cho sự cứu rỗi của chúng ta trở nên có thể: Chúa “dự phần vào nhân tính của chúng ta” (Hê-bơ-rơ 2:14-17), và là “người họ hàng có quyền chuộc sản nghiệp” (Ê-sai 59:20); nhưng Ngài cũng mang thần tánh trọn vẹn vì thế Ngài mới có thể là Cứu Chúa của chúng ta (Ê-sai 43:11) và có thể chịu được cơn thịnh nộ đời đời của Chúa vì tội lỗi chúng ta (Ê-sai 53:10), mà không có một tạo vật đơn thuần nào có thể chịu nổi.

Nhưng trên đất, Chúa Giê-xu đã có quyền độc lập sử dụng những quyền năng thần thánh riêng (như toàn tri?) mà không cần thông qua thầm quyền đến từ Đức Chúa Cha, nhưng Ngài đã tự nguyện từ bỏ chúnghy sinh. Nhưng Chúa Giê-xu không bao giờ từ bỏ những thần tính tuyệt đối đó, ví dụ như sự tốt lành trọn vẹn, sự thương xót và (điều này hợp với mục đích chúng ta đang theo đuổi ở đây) lẽ thật, nên Ngài không thể bao giờ dạy một điều gì sai được. Hơn nữa, Chúa Giê-xu giảng dạy với thẩm quyền của Đức Chúa Cha (Giăng 5:30, 8:28), Đấng mà luôn luôn toàn tri. Vậy những người theo thuyết tiến hóa hữu thần hẳn phải cáo buộc Đức Chúa Cha cũng sai sót nữa.3

Tài liệu tham khảo

  1. Từ tiếng Hy Lạp trong đoạn này là: ἐκένωσεν ekenōsen.
  2. Để tìm hiểu thêm về sự Nhập Thể, hãy coi creation.com/incarnation.
  3. Xem thêm “Thẩm quyền của Thánh Kinh”.

Tài liệu tham khảo

  1. Đọc Sarfati, J., Sự nhập thể: Tại sao Chúa trở nên Người, Tháng 12 năm 2010; creation.com/incarnation. Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  2. Đọc Sarfati, J., Tại sao lịch sử Kinh Thánh lại quan trọng, Tạp Chí Tạo Hóa Creation 33(4):18–21, năm 2011, và cũng trong trang creation.com/nt and creation.com/gen-hist. Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  3. Đoạn mở rộng có trích và coi Sáng Thế Ký 1:272:24 lịch sử thật, và về cùng người nam và người nữ. Trong đoạn tương đương ở trong Ma-thi-ơ 19:4-5, Chúa Giê-xu quy việc tạo dựng trong Sáng Thế Ký 2:24 cho Đấng tạo ra họ, có nghĩa là cho chính Đức Chúa Trời. . Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  4. Đọc Sarfati, J., Trình Tự thời gian Phả Hệ theo Kinh Thánh, Tạp chí Tạo Hóa 17(3): ngày 14–18, Tháng 12 năm 2003; creation.com/chronogenealogy. Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  5. Ở Úc, theo trong đa số các hệ thống của Anh, ‘giáo sư’ có nghĩa là người đứng đầu khoa. Ở Mỹ, giáo sư chỉ đơn thuần có nghĩa là một ai đó dạy ở cấp đại học, điều này có thể áp dụng với, ví dụ như, một người được gọi là “giảng viên cấp dưới” trong hệ thống Anh. Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  6. ISCAST (Viện nghiên cứu Cơ Đốc Giáo trong Thời Đại Khoa Học và Công Nghệ); xem Sarfati, J. , Những người theo chủ nghĩa hoài nghi và những đồng minh “thuộc nhà thờ” của họ, Tháng 11, năm 1998; creation.com/iscast Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  7. Tiếng Hy Lạp λοβός lobos = thùy não, và τομή tomē = thái/cắt. Một cuộc giải phẫu nghiêm trọng và không thể đảo ngược được mà cắt một số đoạn nối tới vỏ não, khu vực “suy nghĩ” của não. Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.
  8. Sparks, K. “Theo sự không thể sai lầm được, những người theo phái Phúc Âm và Kinh Thánh trong thời kỳ Hậu Hiện Đại, phần 4” Diễn Đàn Biologos, ngày 26, tháng 6, 2010. Xem thêm Cosner, L, Thuyết hổ lốn về tiến hóa: bài phê bình về Biologos, ngày 7 tháng 9, 2010; creation.com/biologos. Trở lại bài viết. Trở lại văn bản.

Helpful Resources

The Genesis Account
by Jonathan Sarfati
US $39.00
Hard cover
Refuting Compromise
by Dr Jonathan Sarfati
US $17.00
Soft cover
Six-Day Creation
by Robert Gurney
US $8.00
Soft cover
15 Reasons to Take Genesis as History
by Dr Don Batten, Dr Jonathan D Sarfati
US $4.00
Booklet
Does God exist?
by Drs Don Batten, Jonathan Sarfati
US $0.75
Pocket booklet