Explore
Also Available in:

Sáng thế ký 6-9: Liệu ‘tất cả’ luôn có nghĩa chỉ tất cả

bởi
dịch bởi John Smith và Đức Thiện

Sự miêu tả của Kinh Thánh về trận Đại Hồng Thuỷ là nền tảng tối hậu cho sự hiểu biết của chúng ta về sự kiện đó. Một vài người ngày nay nói rằng từ “tất cả” trong Kinh Thánh không nhất thiết có ý nghĩa toàn cầu, nhưng rõ rang khi khảo sát ngữ cảnh văn bản, luận điểm đó bị hổng chú giải. Thay vì đó, việc từ “tất cả” được sử dụng nhiều trong Sáng Thế Ký 6–9, lý do của Chúa khi làm ra trận Đại Hồng Thuỷ, với mục đích ‘tái sang tạo’ như trong Sáng Thế Ký 9 miêu tả, và giao ước của Chúa sau trận lụt làm rõ cho phạm vi toàn cầu của trận Đại Hồng Thuỷ. Kết hợp với các chứng cứ và lập luận đó, không còn nghi ngờ nào về việc Kinh Thánh nói đến một trận Đại Hồng Thuỷ trên phạm vi địa lý toàn thế giới.


Genesis flood global
Hình1. Số lần xuất hiện của từ “tất cả” (כּל) xuyên suốt trong sách Sáng Thế Ký.

Trong cuộc tranh luận về phạm vi của Trận Đại Hồng Thuỷ của Nô-ê nhiều người lập luận rằng vì từ “tất cả” (כּל) không phải lúc nào cũng có nghĩa là “tất cả không trừ gì”, chúng ta có thể có lý khi giả định một trận Đại Hồng Thuỷ mang quy mô địa phương. Họ đề xuất rằng khi văn bản nói “hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập” Sáng Thế Ký 7:19, nó không có nghĩa là từng ngọn núi trên cả Trái Đất, nhưng đơn thuần nói đến các ngọn núi ở vùng Mesopotamia. Để dẫn chứng cho luận điểm này, họ thường trích ra các đoạn trong Kinh Thánh mà từ “tất cả” mang 1 nghĩa giới hạn.1

Chúng ta phải đáp lại lý luận như vậy ra sao? Suy cho cùng, liệu trận Đại Hồng Thuỷ thời Nô-ê chỉ mang tính chất địa phương? Nhiều người thấy hướng lập luận này khá thuyết phục. Tuy nhiên, trong bài báo ngắn này, tôi hy vọng có thể cho thấy được lập luận này có một lỗ hổng cơ bản trong diễn dịch và vì thế không thể nào được sử dụng để nói về một trận Đại Hồng Thuỷ mang tính chất địa phương.

Lỗ hổng diễn dịch học

Cụm từ “diễn dịch học” là một từ thần học nói về phương pháp diễn dịch. Nói cách khác, nó thể hiện các nguyên tắc hay quá trình một nhà thần học dung để hiểu và diễn giải Kinh Thánh. Trong phần này, tôi sẽ minh chứng rằng lý luận nói để ở trên có một lỗ hổng diễn dịch nghiêm trọng và vì thế không hợp lý.

Một trong những nền tảng của tất cả nguyên tắc diễn dịch là chúng ta phải diễn dịch một đoạn văn trong ngữ cảnh của nó. Nguyên tắc này đơn giản được rút ra từ việc hiểu nguyên tắc vận hành của ngôn ngữ, là ngôn ngữ học. Ngôn ngữ không vận hành dựa vào nền tảng của các từ riêng, lẻ (chẳng hạn như “tất cả”), nhưng nếu một người muốn hiểu một văn bản cụ thể, anh ta phải hiểu các từ ngữ dựa vào các câu xung quanh, và các câu thì phải được hiểu dựa trên các đoạn liên quan, và đoạn thì phải được hiểu dựa trên các phần lớn hơn xung quanh. Nói các khác, nghĩa của các từ hay tuyên bố riêng lẻ được xác định bằng ngữ cảnh của nó.

Có lẽ một ví dụ sau đây sẽ giúp làm rõ ngữ cảnh đóng vai trò thế nào trong việc xác định nghĩa của một từ: Giả sử tôi hỏi bạn tôi muốn nói gì khi nhắc đến từ “một tay”? Bạn có thể đáp rằng bằng việc nói từ này, tôi có thể muốn nói đến một số thứ khác nhau (gọi là “phạm vi ngữ nghĩa”):

  1. Tay như một bộ phận cơ thể
  2. Một sự giúp đỡ
  3. Một sự vỗ tay khen ngợi (trong tiếng Anh)
  4. Một kim của đồng hô (trong tiếng Anh)

Nhưng, nếu không có thêm thông tin, bạn sẽ không biết được tôi đang nói đến nghĩa nào. Tuy nhiên, nếu tôi nói rằng. “giúp tôi một tay”, bạn sẽ có thể hướng đến ý cụ thể tôi muốn nói đến. Bạn có thể chắc rằng tôi không dung ý nghĩa 1, nhưng vẫn không rõ hẳng nghĩa nào trong bốn nghĩa còn lại. Cuối cùng, nếu tôi đưa them thông tin và nói, “Giúp tôi một tay với cái hộp nặng này”, thì bạn sẽ biết chắc rằng tôi đang dung nghĩa thứ 2. Nguyên tắc ở đây là bạn sẽ không biết tôi muốn nói gì cụ thể nếu tôi hoàn toàn cô lập từ “một tay” ra khỏi ngữ cảnh của nó. Khi ngữ cảnh được thể hiện ra đủ, sẽ dễ hơn để hiểu tôi muốn nói gì. Nguyên tắc diễn dịch ở đây là ngữ cảnh giúp xác định ý nghĩa.

Nguyên tắc này áp dụng thế nào trong trường hợp từ “tất cả” khi nó được dùng để miêu tả về trận Đại Hồng Thủy Nô-ê? Khi chúng ta đọc Sáng Thế Ký 7:19 và thấy rằng “tất cả các ngọn núi cao ở dưới trời đều bị nước phủ ngập”, chúng ta phải quyết định giữa các lựa chọn cho ý nghĩa của từ “tất cả” (tiếng Hê-bơ-rơ: כּל). Để cho dễ dàng thảo luận, chúng ta hãy lựa chọn giữa 2 trường hợp:

  1. “tất cả” trong một nghĩa hẹp, giới hạn hay
  2. “tất cả” theo cách tuyệt đối, không có ngoại lệ nào.2,3

Làm sao để lựa chọn giữa 2 nghĩa này? Chúng ta không thể chỉ đơn giản nhìn vào từ כּל biệt lập khỏi ngữ cảnh xung quanh của nó. Chúng ta phải xem xét tất cả dữ liệu trong ngữ cảnh khi đó và đưa ra kết luận từ việc xem xét này.

Một điều quan trọng chúng ta cũng cần lưu ý là có những chỗ chính đáng trong Kinh Thánh khi “tất cả” không có ý chỉ đến tất cả không ngoại lệ mà cần phải hiểu trong một nghĩa giới hạn. Chẳng hạn, Mác 1:5, khi nói về Giăng Báp-tít, “Mọi người ở miền Giu-đê và mọi người ở Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông”. Liệu có phải là tất cả mọi người không trừ ai trong Giê-ru-sa-lem và Giu-đê đã đến song Giô-đanh để nhận phép báp-têm? Liệu có phải Vua Hê-rốt và Phi-lát cũng được báp-têm bởi Giăng? Không, cách dùng của “tất cả” ở đây rõ rang có thể được hiểu trong nghĩa giới hạn do ngữ cảnh lịch sử. Cũng vậy, xem xét Lu-ca 2:1, “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ.” (Bản truyền thống). Liệu Sê-sa có ra chỉ thị cho từng người trên địa cầu? Không, một lần nữa, ngữ cảnh bắt buộc chúng ta phải hiểu điều này trong phạm vi thế giới Rô-ma. Có rất nhiều ví dụ khác như thế khi mà “tất cả” được dùng trong một nghĩa giới hạn.4 Chúng ta có thể xác định nghĩa nào được nói đến bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng ngữ cảnh.

Lỗ hổng nghiên cứu chú giải văn bản xuất hiện khi một số người nói ủng hộ một trận Lụt mang tính địa phương khi cho rằng vì nghĩa của “tất cả” bị giới hạn ở một số nơi trong Kinh Thánh do đó nó cũng bị giới hạn trong Sáng Thế Ký 7:19 và các câu Kinh Thánh khác xung quanh. Tuy nhiên, hướng suy nghĩ này hoàn toàn bỏ ngoài vai trò của ngữ cảnh khi diễn dịch. Nếu “tất cả” có một hàm ý giới hạn trong Mác 1:5, liệu nó có bắt buộc phải có hàm nghĩa giới hạn tương tự trong Sáng Thế Ký 7:19? Đơn giản mà nói thì việc từ “tất cả” bị giới hạn trong một số ngữ cảnh không có nghĩa là ý nghĩa của nó bị giới hạn trong các bối cảnh khác. Những người lập luận theo cách này thường thất bại trong việc lý giải tại sao ngữ cảnh của Sáng Thế Ký 6–9 lại bắt chúng ta phải chấp nhận một trận Lụt địa phương. Vì thế, cuối cùng, những người chủ trương theo trận Lụt địa phương hoàn toàn mâu thuẫn với chính họ. Họ cho rằng “tất cả” trong Mác 1:5 phải có nghĩa giới hạn vì ngữ cảnh bắt buộc như vậy. Tuy nhiên, khi họ giở đến Sáng Thế Ký, họ dễ dàng quên việc phải dựa trên ngữ cảnh và chỉ đơn giản nói rằng “tất cả không phải lúc nào cũng có nghĩa là tất cả”.

Những sự thiếu nhất quán trong nghiên cứu diễn dịch văn bản như thế này là điều rất nguy hiểm, bởi vì nó tấn công vào giáo lý diễn đạt rõ ràng của Kinh Thánh. Nguyên tắc này đơn giản nói rằng Kinh Thánh có thể được hiểu một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nó không có nghĩa là tất cả giáo lý hay sự dạy bảo (giáo huấn) đều rõ ràng như nhau, hay rằng Kinh Thánh không cần được học một cách kỹ lưỡng. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là chúng ta có thể biết rõ những gì Kinh Thánh dạy. Nguyên tắc này bảo vệ chúng ta khỏi quan niệm của Công Giáo rằng cần một linh mục để diễn giải Kinh Thánh. Thêm nữa, nó cũng bảo vệ chúng ta khỏi về quan niệm tự do khá phổ biến là không ai có thể biết chắc về những gì Kinh Thánh muốn nói và vì thế bất cứ diễn giải nào cũng có thể có lý. Những người tán thành trận Lụt địa phương, là những người có lỗi trong lỗ hổng nghiên cứu diễn dịch này, mang đến sự đe dọa cho giáo lý diễn đạt rõ ràng của Kinh Thánh, bởi gì họ đề xuất rằng không ai có thế biết được tác giả có ý gì khi dùng từ “tất cả”. Thay vì thể hiện quan điểm của mình bằng việc xem xét cẩn thận ngữ cảnh xung quanh, họ dùng tới các đoạn Kinh Thánh khác nơi “tất cả” có một nghĩa giới hạn. Chiến lược này kết thúc với việc hồ nghi vào tác giả có nghĩa gì với từ “tất cả”, và sau đó cho phép họ có thể nói rằng văn bản “không rõ ràng” khi nói đến phạm vi của trận Lụt. Nếu họ có thể nói rằng đoạn Kinh Thánh nói về trận Đại Hồng Thủy và “không rõ ràng”, thì họ có thể nói rằng đó ‘có thể’ là một trận Lụt địa phương. Tuy nhiên, là những Cơ Đốc Nhân tin vào Kinh Thánh, mong muốn của chúng tôi không chỉ đơn giản là tìm ra điều gì là có thể, mà muốn tìm ra điều gì Kinh Thánh muốn dạy chúng ta. Và để tìm ra điều gì văn bản muốn dạy chúng ta, chúng ta phải tiến hành nghiên cứu ngữ cảnh một cách kỹ lưỡng.

Như vậy, chúng ta đã thấy các lỗ hổng nguy hiểm cho những ai dùng lập luận này ở việc họ không hiểu được công dụng đúng đắn của ngữ cảnh. Dĩ nhiên, không phải ai tán thành cho trận Lụt địa phương cũng có lỗi trong lỗ hổng nghiên cứu diễn dịch này. Tuy nhiên, nếu họ lập luận rằng “tất cả” trong Sáng Thế Ký 7:19 có một phạm vi giới hạn, thì họ phải chỉ ra điều đó trong ngữ cảnh. Liệu ngữ cảnh có hỗ trợ quan điểm của họ không? Chúng ta hãy xem xét ở phần kế tiếp để tìm ra.

Các lập luận dựa vào ngữ cảnh cho việc hiểu về phạm vi toàn cầu của từ “tất cả”

Qua nhiều năm, đã có rất nhiều tài liệu được viết giải thích tại sao trận Đại Hồng Thuỷ Nô-a phải có một phạm vi toàn cầu. Sau đây là vài lập luận trong số đó:

  1. Nếu trận Đại Hồng Thuỷ chỉ có phạm vi địa phương thì tại sao Nô-a phải dành hơn năm để xây dựng con tàu lớn trong khi ông có thể đi đến một chỗ khác của trái đất mà nước của trận Đại Hồng Thuỷ không thể tới?
  2. Tại sao lại phải dựng một con tàu dài hơn 120 mét nếu đây chỉ là một trận Lụt địa phương?
  3. Khó có thể tưởng tượng tại sao một trận Lụt địa phương lại kéo dài cả một năm?
  4. Nếu đây là trận Lụt địa phương thì phải chăng Chúa đã không giữ lời hứa rằng sẽ không cho một trận Lụt như vậy trên thế giới một lần nữa? Chẳng phải Lưu Vực Lưỡng Hà (Mê-sô-pô-ta-mi) đã bị lụt rất nhiều lần kể từ thời Nô-a?

Đây là những lập luận chặt chẽ và làm minh chứng rõ nét cho việc ngữ cảnh buộc chúng ta phải hiểu trận Đại Hồng Thuỷ có phạm vi toàn cầu. Dường như chúng ta có thể dừng tại đây và tự tin kết luận rằng ngữ cảnh bảo đảm cho chúng ta hiểu về phạm vi toàn cầu của từ “tất cả”. Tuy nhiên, tôi mong rằng ở phần này có thể đưa ra những suy xét thêm nữa về việc tại sao ngữ cảnh buộc chúng ta hiểu rằng trận Đại Hồng Thuỷ có phạm vi toàn cầu:

(1) Việc từ “tất cả” được dùng nhiều trong Sáng thế ký 6–9

Trong vòng bốn chương ngắn nói về trận Đại Hồng Thuỷ Nô-a từ כּל (“tất cả”) được dùng 72 lần. Đấy là một số lượng lớn khi nói về toàn bộ trận Đại Hồng Thuỷ khi xem xét rằng toàn bộ tường thuật về trận Đại Hồng Thuỷ chỉ gói gọn trong 85 câu (Sáng Thế Ký 6:1–9:17). Từ כּל chỉ được xuất hiện 342 lần trong toàn bộ sách Sáng Thế Ký (dài 50 chương). Vậy mà, 21 phần trăm từ này xuất hiện ở trong 4 chương này.5 Biểu đồ trong hình 1 tổng kết số lần xuất hiện của כּל trong toàn bộ sách Sáng Thế Ký. Có thể thấy ở biểu đồ này một sự tập trung rõ ràng từ chương 6 đến 9.

Chỉ với bản thân số lượng lớn lần כּל xuất hiện tất nhiên không phải là bằng chứng quyết định của trận Đại Hồng Thuỷ toàn cầu. Tuy nhiên, rõ ràng rằng tác giả, Môi-sê, đang muốn thuyết phục người đọc rằng trận Đại Hồng Thuỷ bao phủ “tất cả” trên Trái Đất và quét sạch “tất cả” sinh vật sống. Cùng với các chứng cứ ngữ cảnh khác đã được nói đến và những gì diễn ra sau đó, sự nhấn mạnh rõ nét này mang đầy tính thuyết phục.

(2) Lý do Chúa thực hiện trận Đại Hồng Thuỷ cũng lý giải phạm vi của trận Lụt này.

Tại sao Chúa lại làm trận Đại Hồng Thuỷ? Bởi vì, “Đức Giê-hô-va thấy sự gian ác của loài người lan tràn trên mặt đất… Ngài lấy làm tiếc vì đã tạo dựng loài người trên mặt đất” (Sáng Thế Ký 6:5). Đối ngược với những người khác trên Trái Đất chúng ta đọc được, “Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va… Nô-ê là một người công chính và trọn vẹn.” (Sáng Thế Ký 6:8–9). Giờ, nếu trận Lụt chỉ có phạm vi địa phương và chỉ có những người trong Lưu Vực Lưỡng Hà bị thiệt mạng, thì sẽ có người sẽ hỏi Chúa rằng tại sao Ngài không quét sạch con người sống ở nơi khác nữa? Có phải Chúa chỉ tiếc vì Ngài đã tạo dựng những người ở Lưu Vực Lưỡng Hà, nhưng không tiếc rằng Ngài đã tạo dựng con người ở chỗ khác? Phải chăng con người ở những nơi khác không gian ác? Nếu họ cũng là công chính thì tại sao Chúa lại chỉ ra Nô-a là người duy nhất được coi là công chính? Phải chăng chúng ta tin rằng toàn bộ Trái Đất là công chính chỉ trừ Lưu Vực Lưỡng Hà? Và chúng ta giải thích ra sao về lời kể trực tiếp trong Sáng Thế Ký 7:23 nói rằng “chỉ còn lại Nô-ê và các loài ở với ông trong tàu mà thôi!” Quá rõ ràng rằng Chúa đã làm ra trận Đại Hồng Thuỷ để diệt sạch loài người suy đồi, và do đó trừ Nô-ê và gia đình ông mọi con người đều bị tiêu diệt. Điều này cũng được xác nhận bằng 2 sự xem xét khác:

  1. Toàn bộ dòng dõi con người được lần theo 3 con trai của Nô-ê ở trong Bảng Phổ Hệ (Sáng Thế Ký 10) và
  2. Bức thư thứ nhất của Phie-rơ nói rõ rằng chỉ có “tám linh hồn” được cứu thoát (I Phie-rơ 3:20).

Bây giờ, phần lớn những người ủng hộ lý thuyết trận Lụt địa phương, cảm thấy đối trọng của những xem xét trên, nhìn nhận sự thật là tất cả con người đã chết trong trận Lụt này. Cũng sau đó, họ đề xuất rằng tất cả dân số con người của ngày đó đều nằm ở Lưu Vực Lưỡng Hà. Tuy nhiên, liệu điều này có giải quyết vấn đề không? Tôi muốn nói rằng luận điểm này thất bại vì hai lý do:

  1. Rất khó có thể xảy ra được toàn bộ dân số con người trên Trái Đất thời bấy giờ chỉ nằm trong 1 khu vực nhỏ đó. Kể cả những tính toán dè dặt nhất về tốc độ tăng dân số của con người cũng cho thấy đề xuất này khó khả thi.6 Điều đáng kinh ngạc về luận điểm này là phần lớn những người ủng hộ lý thuyết trận Lụt địa phương có xu hương tin vào một Trái Đất cổ xưa hàng niên đại, mà nếu vậy rõ ràng dân số con người đã tăng vượt rất nhiều khỏi phạm vi Lưu Vực Lưỡng Hà.
  2. Lý do Chúa làm ra trận Đại Hồng Thuỷ không chỉ vì con người bại hoại, nhưng bởi vì “tất cả các loài có xác thịt” bại hoại; tức là, cả thú vật. Phần lớn mọi người nghĩ rằng ý định duy nhất của Chúa là tiêu diệt con người; tuy nhiên, từ chính xác được dùng trong toàn bộ lời kể về trận Đại Hồng Thuỷ này là “tất cả các loài có xác thịt”7 (כָּל־בָּשָׂר). Trong Sáng Thế Ký 6:17 Chúa nói rằng “Ta sẽ dẫn nước lụt đến trên đất để tiêu diệt tất cả các loài xác thịt có hơi thở (כָּל־בָּשָׂר) ở dưới trời. Mọi vật trên đất đều sẽ chết hết.” Tại sao Chúa lại muốn tiêu diệt hết “tất cả các loài có xác thịt”? Bởi vì, như Sáng Thế Ký 6:12 cho chúng ta biết, “vì mọi sinh vật trên đất đều theo lối sống băng hoại”. Những câu Kinh Thánh này nói rõ rằng tác giả muốn nói đến cả người và vật. Chúng ta có thể thấy tác giả dùng từ “tất cả loài có xác thịt” để chỉ đến cả loài vật trong Sáng Thế Ký 6:19: “Về các loài sinh vật, con hãy đem vào tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, để giữ cho chúng cùng sống với con.” Cũng vậy, khi nước Lụt tràn tới, chúng ta thấy “Tất cả các loài xác thịt sống động trên mặt đất đều bị tiêu diệt, từ chim chóc, gia súc, thú rừng, loài bò lúc nhúc trên mặt đất, cho đến loài người.” Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng trận Lụt tiêu diệt cả người và thú vật bởi vì cả người và thú vật đều băng hoại.8

Những điều này liên quan đến câu hỏi về phạm vi của trận Đại Hồng Thuỷ thế nào? Dường như con người và thú vật được kết hợp với nhau như một tập thể trong từ “tất cả các loài”, vậy nếu như sự huỷ diệt của “tất cả các loài” trong Sáng Thế Ký 7:21 có nghĩa là mọi người đều bị tiêu diệt thì nó cũng phải có nghĩa là mọi thú vật đều bị tiêu diệt. Nếu không, chúng ta chỉ thấy sự vô lý của từ ngữ. Tại sao “tất cả các loài bị tiêu diệt” lại chỉ có nghĩa tất cả con người bị tiêu diệt còn thú vật thì chỉ vài con bị tiêu diệt? Do đó, cần phải kết luận rằng mọi thú vật trên Trái Đất cũng bị chết trong trận Đại Hồng Thuỷ. Điều này gây vấn đề cho những người ủng hộ thuyết về trận Lụt địa phương vì họ sẽ phải giả định rằng tất cả thú vật trên Trái Đất lúc bấy giờ chỉ sống ở Lưu Vực Lưỡng Hà. Tuy nhiên, đây là một điều ngớ ngẩn khi xem xét về số lượng thú vật tồn tại trên Trái Đất lúc bấy giờ. Không thể nào toàn bộ dân cư con người toàn bộ quần thể thú vật gói gọn trong khu vực Lưu Vựt Lưỡng Hà. Để Chúa có thể tiêu diệt toàn bộ con người và thú vật, Ngài sẽ phải dâng nước lũ trên toàn địa cầu.9 Nếu, dù cho các lập luận trên, những người ủng hộ trận Lụt địa phương vẫn kiên quyết rằng có các thú vật sống ngoài khu vực Lụt, thì chúng ta phải hỏi tại sao Chúa không huỷ diệt thú vật còn lại trên Trái Đất? Phải chăng chúng ta nghĩ rằng Chúa chỉ đau buồn vì Ngài đã tạo ra thú vật ở Lưu Vực Lưỡng Hà, nhưng không đau buồn vì Ngài đã tạo ra thú vật các nơi khác (Sáng Thế Ký 6:7). Phải chăng không phải tất cả muôn thú mọi nơi trên Trái Đất bị băng hoại như hậu quả của sự Sa Ngã? Thế thì, tại sao Chúa không tiêu diệt toàn bộ chúng nếu lý do chính Ngài làm ra trận Đại Hồng Thuỷ vì “tất cả các loài” đều bại hoại (Sáng Thế Ký 6:12)? Bên cạnh đó, nếu Chúa không tiêu diệt tất cả thú vật, sao Ngài phải bắt Nô-ê rất vất vả mang tất cả các loài lên Con Tàu? Dường như những đoạn văn bản này sẽ không có lý nếu nhìn từ quan điểm của trận Lụt địa phương.

(3) Tường thuật trong Sáng Thế Ký 9 rõ rang nhằm mục đích về “sự sang tạo lại”

Khi Nô-a và gia định ông xuống từ Con Tàu, nhiều thứ xảy ra cho chúng ta thấy tác giả đang vẽ nên 1 khung cảnh đặt tương tự với sự sáng thế ban đầu. Chúng ta có thể thấy vài điểm chung với Sáng Thế Ký 1:

  1. Trong Sáng Thế Ký 9:1 Chúa ban phước cho con người với cùng một sứ mạng như trong Sáng Thế Ký 1:28: “Hãi sinh sản, gia tăng gấp bội và làm cho đầy dẫy đất”.
  2. Một lần nữa Chúa cho con người (Nô-a và gia đình ông) quyền cai trị “tất cả các loài thú trên đất” (Sáng Thế Ký 9:2). Rõ ràng điều này tương tự với khi Chúa ban cho A-đam quyền cai trị với tất cả các loài vật trên Trái Đất trong Sáng Thế Ký 1:28.
  3. Con người được truyền cho mệnh lệnh về những gì có thể ăn và không được ăn (Sáng Thế Ký 9:4–5), tương tự với Sáng Thế Ký 1:29–30.10

Sự tương tự ở đây cho thấy cảnh này như nói về một ‘sự sáng tạo lại’. Điều này rất quan trọng vì hai lý do. Trước hết, chủ đề của việc ‘sáng tạo lại’ ở đây ám chỉ rằng Nô-ê, gia đình ông và mọi loài thú với ông là các sinh vật sống duy nhất trên Trái Đất. Chúa đã hoàn toàn tiêu diệt tất cả các tạo vật trước đây của Ngài, và giờ đây, theo 1 nghĩa nào đó, Ngài đang “bắt đầu lại từ đầu”. Nhưng, Ngài chỉ có thể bắt đầu lại từ đầu nếu như các tạo vật trước đây bị huỷ diệt. Nhớ rằng “Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy chúng bại hoại, vì mọi người trên đất đều theo lối sống băng hoại.” (Sáng Thế Ký 6:12). Đó là “tất cả các loài”, bao gồm thú vật, đã bị băng hoại. Vậy sự bắt đầu lại từ đầu có nghĩa gì nếu như vẫn còn hàng triệu loài vật đâu đó trên trái đất bị băng hoại?

Thứ hai, sự tương tự với Sáng Thế Ký 1 quan trọng, vì nếu Chúa truyền mạng lệnh cho A-đam gia tăng gấp bội và làm cho đầy rẫy địa cầu, thì mạng lệnh của Ngài cho Nô-ê cũng cho toàn bộ địa cầu. Nếu A-đam và các con cháu của ông cai trị toàn bộ Trái Đất, thì Nô-a và gia đình ông cũng thế. Vậy, khi Chúa nói Nô-ê “làm cho đầy dẫy đất” (Sáng Thế Ký 9:1), “đất” mà Chúa nói đến ở đây là gì? Phải chăng Chúa muốn nói toàn bộ địa cầu? Nếu những người ủng hộ thuyết trận Lụt địa phương nói rằng Chúa không có ý nói đến toàn bộ địa cầu, liệu chúng ta có nên nghĩ rằng sự cai trị của Nô-ê (chỉ ở phạm vi Lưỡng Hà (Mê-sô-pô-ta-mi)? Phải chăng ông và gia đình ông chỉ ra tăng và tràn đầy Lưỡng Hà? Điều này rõ ràng không có lý. Nhưng, nếu những người ủng hộ thuyết trận Lụt địa phương nhận ra điều này và công nhận rằng “đất” ở trong Sáng Thế Ký 9:1 nói đến toàn bộ địa cầu, thì họ có một vấn đề. Nếu “đất” trong Sáng Thế Ký 9:1 rõ ràng nói đến toàn bộ địa cầu thì tại sao “đất” trong Sáng Thế Ký 8:13 chỉ nói đến Lưỡng Hà khi được đặt trong cùng một ngữ cảnh? Rõ ràng đây là một sự thiếu nhất quán trong quan điểm của họ. Vậy, nếu họ công tâm với văn bản, họ phải nhìn nhận rằng “đất” trong Sáng Thế Ký 8:13 cũng chỉ về toàn bộ địa cầu như trong Sáng Thế Ký 9:1.

(4) Giao ước của Chúa với toàn bộ địa cầu.

Nếu giao ước được áp dụng cho toàn bộ địa cầu, thì trận Đại Hồng Thuỷ cũng phải bao phủ toàn bộ địa cầu. Chúa tuyên bố trong giao ước của Ngài với Nô-a trong Sáng Thế Ký 9:9–10: “Nầy, Ta lập giao ước với các con và dòng dõi các con, và với tất cả sinh vật đang ở với các con như loài chim, gia súc, thú rừng, tức là tất cả các loài ở trong tàu ra, cũng như với mọi loài thú sống trên đất sau nầy.” Rõ ràng Sáng Thế Ký 9:9–10 nói rằng những gì ra khỏi Con Tàu chính là bao gồm tất cả sinh vật trên đất. Vậy, nếu Chúa lập giao ước với họ, chính là Ngài thiết lập giao ước với mọi sinh vật sống trên đất. Điều này xác nhận các kết luận của chúng ở ý 2 ở trên rằng mọi thú vật và con người trên Trái Đất đã chết hết chỉ trừ những gì sống trong Con Tàu. Việc này đòi hỏi đây phải là một trận Đại Hồng Thuỷ toàn cầu.

Thêm nữa, thuyết trận Lụt địa phương không thể lý giải cho giao ước này. Nếu đây là trận Lụt địa phương, liệu chúng ta có nghĩ rằng giao ước này không có nghĩa lý gì với hàng triệu loài vật (và cả con người) ở nơi khác trên Trái Đất? Liệu lời Chúa hứa về việc ngài sẽ gìn giữ mùa màng (Sáng Thế Ký 8:22) chỉ áp dụng cho con cháu Nô-ê và hậu duệ của các loài vật cùng đi với ông, mà không cho hàng triệu loài vật hay con người ở nơi khác? Liệu giao ước này chỉ là giao ước với Lưu Vực Lưỡng Hà? Nếu vậy, tại sao Ngài lại ban cầu vồng trên trời “dấu hiệu về giao ước giữa Ta và quả đất” (Sáng Thế Ký 9:13)? Và tại sao từ “đất” ở đây lại ở cùng một ngữ cảnh với từ “đất” trong Sáng Thế Ký 9:1, và rõ ràng muốn nói tới toàn bộ địa cầu (xem luận điểm 3 ở trên). Ngữ cảnh rõ ràng muốn chỉ ra rằng giao ước được áp dụng cho toàn bộ địa cầu. Do đó, nếu giao ước áp dụng cho toàn bộ địa cầu, thì trận Đại Hồng Thuỷ phải có quy mô toàn địa cầu.

Kết luận

Chúng ta đã thấy rằng có thừa các bằng chứng từ ngữ cảnh xuang quanh để xác định từ “tất cả” trong Sáng Thế Ký 7:19 rõ ràng nói về toàn bộ địa cầu. Những người ủng hộ trận Lụt địa phương sẽ phải chứng minh từ ngữ cảnh của Sáng Thế Ký 6–9 rằng “tất cả” không thể nào có nghĩa toàn bộ địa cầu. Thay vào đó, họ chỉ dựa vào lập luận dựa trên những lỗ hổng chú giải nguy hiểm có thế dẫn đến phá hỏng tính rõ ràng của Kinh Thánh, hơn là cải thiện tính dễ hiểu của nó.

Câu hỏi cuối cùng. Nếu Môi-sê, tác giả, muốn nói rõ rằng trận Đại Hồng Thuỷ bao phủ cả địa cầu, liệu có cách nào khác ông có thể nói? Ông có thể làm gì hơn? Ông cho chúng ta biết: “Nước càng dâng cao trên đất, cao đến nỗi tất cả những ngọn núi cao dưới bầu trời đều bị ngập.” (Sáng Thế Ký 7:19). Dường nhưng không thể nói gì hơn cho chúng ta để kể về trận Đại Hồng Thuỷ bao phủ toàn bộ Trái Đất. Cuối cùng, chúng ta phải hỏi bản thân, chúng ta có tin vào Môi-sê không? Chúa Giê-su Christ nói trong Giăng 5:46–47, “Nếu các ngươi tin Môi-se thì cũng tin Ta, vì Môi-se viết về Ta. Nhưng nếu các ngươi không tin những lời Môi-se viết thì làm thế nào các ngươi tin lời Ta được?”

Tài liệu tham khảo

  1. Đọc Mác 1:5, Luca 2:1, Công vụ 4:21, Công vụ 21:28Giăng 12:32. Trở lại văn bản.
  2. Brown, R., Driver, S.R. and Briggs, C.A., Hebrew-English Lexicon, Hendrickson, Peabody, MA, pp. 481–183, 1979. Đây là các mặt khác nhau của một định nghĩa, tuy nhiên những nghĩa này không liên quan đến điều đang được nói đến ở đây. Để biết thêm về các mặt này, bạn có thể đọc sách thuật ngữ này hoặc tham khảo phần chú thích 3. Trở lại văn bản.
  3. Holladay, W. L. (ed), 1988. Thuật ngữ Hơ-bơ-rơ và Aram trong Cựu Ước, William B. Eerdman’s Publishing, trang. 156–157, 1988. Trở lại văn bản.
  4. Được áp dụng trong sách Cô-lô-se 1:23, Rô-ma 1:81 Thê-sa-lô-ni-ca 1:7, 2:15. Ngữ cảnh xác minh cho cách hiểu từ’’tất cả được giới hạn trong phạm vi nào đó. Không có lý do nào để khẳng định một lý thuyết nào, như một số người đề xuất, về việc sao không ai sống ở phương Tây. Trở lại văn bản.
  5. Theo như phần mềm máy tính của Viện Gramcord. Trở lại văn bản.
  6. Whitcomb, J. and Morris, H., 1961. The Genesis Flood, Presbyterian and Reformed Publishing, Grand Rapids, Michigan, pp. 23-32. Trở lại văn bản.
  7. Phiên bản kinh thánh New International Version (NIV) không truyền tải được điều này trong phần dịch. Nó hoàn toàn thiếu nhất quán trong cách diễn dịch và dung nhiều từ tiếng Anh khác nhau cho từ ‘xác thịt’. Trở lại văn bản.
  8. Việc các loài động vật bị’băng hoại’ cũng là một phần của sự Sa Ngã. Rất nhiều thay đổi trong tạo hoá đã diễn ra trong sự Sa Ngã (gai góc, cơn đau đẻ, sự rủa xả trên đất), và dường như loài vật cũng trở nên tàn bạo và băng hoại. Điều này được minh chứng bằng việc chúng được tạo ra ban đầu trong một thế giới không có cái chết và mọi thứ đều ăn hoa cỏ (Sáng Thế Ký 1:29–30.) Trở lại văn bản.
  9. Đây là một minh chứng cho việc kể cả chim trời cũng bị chết trong cơn Đại Hồng Thuỷ (Sáng Thế Ký 7:21). Phải chăng chúng không thể chạy khỏi một trận Lục địa phương để đến nơi khô ráo? Trở lại văn bản.
  10. Kline, M. G., 1993. Kingdom Prologue, trang 136-137. Có rất nhiều chú giải tương đương cho kết luận này mà phạm vi bài này không cho chúng tôi thảo luận thêm. Để biết thêm bạn có thể đọc các công trình của Kline. Tuy nhiên, tôi sẽ không giới thiệu quan điểm của Kline về những chương mở đầu của Sáng Thế Ký hay cách hiểu của ông về phạm vi của trận Đại Hồng Thuỷ, mà tôi muốn giới thiệu cho bạn về cách ông làm việc với các chủ đề thần học rất tuyệt vời. Trở lại văn bản.

Helpful Resources

Creation, Fall, Restoration
by Andrew S Kulikovsky
US $11.00
Soft cover