Explore
Also Available in:

Sự Sa ngã: một thảm họa của vũ trụ

Những sai lầm của Hugh Ross về cái chết của thực vật trong Kinh Thánh

bởi Jonathan Sarfati, CMI – Úc
dịch bởi TrNg và John Smith

21 Tháng 2, 2005

Sự Sáng tạo/Sự Sa ngã/Sự Cứu chuộc

Tiến sĩ Hugh Ross được nổi tiếng về việc thêm hàng tỷ năm vào Kinh Thánh, khi tuyên bố rằng những ngày sáng tạo là những thời kỳ kéo dài. Quan điểm của ông thường được gọi là thuyết sáng tạo tiệm tiến. Tuy nhiên, từ lâu những người tin vào sự sáng tạo theo Kinh Thánh đã chỉ ra một vấn đề lớn đối với quan điểm này – ấy là Kinh Thánh dạy rằng sự chết đến từ tội lỗi. Thật vậy đây là nền tảng của Phúc Âm (xem Hiểu về sự chết: Trả lời cho câu hỏi, “Tại sao Đức Chúa Trời cho phép những điều xấu xảy ra?”). Nhưng nếu hàng triệu năm là có thật thì di tích hóa thạch phải có trước tội lỗi. Nhưng những hóa thạch là hài cốt của các sinh vật đã chết – vì thế, hàng triệu năm đòi hỏi sự chết phải xảy ra trước tội lỗi, để rồi từ đó kéo theo sự chết không phải là hậu quả của tội lỗi. Điều này làm cho Đức Chúa Trời là tác giả của sự chết và đau khổ vô cớ thay vì là vị Quan án công bình là Đấng thi hành án phạt tội lỗi một cách công bằng (xem vị chúa của trái đất cũ xưa: Kinh Thánh có dạy bệnh tật, đổ máu, bạo lực và đau đớn luôn là ‘một phần của cuộc sống’ không? Tại sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại cho phép sự chết và đau khổ?).

Điều này cũng gây ra những hậu quả tai hại cho Phúc Âm. Rô-ma 5:12–191 Cô-rin-tô 15:21–22 dạy rõ ràng rằng cái chết của con người đến bởi vì sự Sa ngã. Sau cùng là thậm chí nó còn làm tương phản cái chết của A-đam đầu tiên với sự Phục sinh từ cõi chết của A-đam cuối cùng, là Chúa Jesus.

Đây thực sự là vấn đề đối với quan điểm của Ross, bởi vì theo các phương pháp xác định niên đại mà ông chấp nhận, chắc chắn có những bộ xương người hóa thạch ‘xưa’ hơn tuổi mà ông định cho A-đam. Và tất nhiên, sự hóa thạch đòi hỏi cái chết! Xem ‘Loài người đầu tiên’ được tìm thấy là người Ê-thi-ô-pi: Một đòn nặng nề giáng lên các quan điểm của Hugh Ross và những quan niệm thỏa hiệp tương tự như ‘thuyết sáng tạo tiệm tiến’, về Homo sapiens (tiếng Latin: “người tinh khôn”) ‘có niên đại’ cách đây 160.000 năm với những bằng chứng về hoạt động văn hoá thông minh.

Uy tín của Ross đã bị giảm sút nhiều hơn nữa với việc xác định lại niên đại gần đây về hai hộp sọ không nguyên vẹn của Homo sapiens đã được khai quật vào năm 1967 gần Sông Omo ở tây nam của Ê-thi-ô-pi. Phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, mà Ross dùng để bảo vệ, bây giờ lại đặt chúng cách nay 195.000 năm trước:

Niên đại 40Ar/39Ar dựa trên tinh thể tràng thạch từ các đốm mùn bên trong đá được tạo thành từ tro núi lửa trong Thành viên I dưới mức người tiền sử đặt ra một giới hạn xưa hơn là 198 ± 14 kyr (độ tuổi trung bình gia quyền là 196 ± 2 kyr) đối với người tiền sử (họ người). … Sự ước tính về niên đại của người tiền sử Kibish mà chúng tôi thích hơn là 195 ± 5 kyr, làm cho chúng trở thành những người hiện đại sớm nhất được xác định niên đại với độ chính xác cao về phương diện giải phẫu học nhưng đến nay vẫn chưa được trình bày.1

Omo I luôn luôn được xem là người cận đại với bề ngoài hoàn hảo. Và mặc dù Omo II, chỉ bao gồm một hộp sọ không có khuôn mặt, lại có nhiều đặc điểm nguyên thủy hơn, Fleagle xác nhận rằng nó vẫn được chỉ định là H. sapiens tốt nhất, đặc biệt là cả hai bộ xương hiện nay được cho là cùng niên đại.2

Vì vậy – theo như những phương pháp mà Ross tán thành – chắc chắn là người cận đại có niên đại xưa hơn rất nhiều so với tuổi mà ông định cho A-đam. Ông ta nên từ bỏ điều mình tin về thời kỳ kéo dài trong việc ‘xác định niên đại’ và ăn năn về sự hoài nghi đối với thời gian được ghi lại trong Thánh Kinh. Xem Việc xác định lại niên đại của Leakey về người Ê-thi-ô-pi được tìm thấy: thêm rắc rối hơn cho sự thỏa hiệp.

Chúng tôi cũng đã chỉ ra những hậu quả chết người về quan điểm của Ross đối với Thổ dân Úc. Theo phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, Ross xác định niên đại của họ xưa hơn là của Trận Nước Lụt, và thậm chí sự xác định niên đại của Ross thừa nhận khả năng A-đam còn ít tuổi hơn cả những Thổ dân. Điều này còn có hàm ý kinh khủng rằng những Thổ dân không phải là con người!

Phạm vi về vũ trụ của Sự Sa ngã

Vấn đề của Ross không kết thúc ở đó. Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam quyền quản trị muôn vật, vì vậy khi ông sa ngã, toàn thể muôn vật phải chịu đau khổ - xem Thảm họa lớn (thứ hai) của mọi thời đại. Điều này được dạy trong Rô-ma 8:18–25, nơi mà ‘toàn thể muôn vật’ được cho biết là rên siết trong sự đau đớn, bởi vì nó ‘bị bắt phải phục sự hư không’. Tiến sĩ F.F. Bruce là cố học giả Tân Ước, rồi sau đó là Giáo sư Rylands về Phê bình và Giải thích Thánh Kinh của trường Đại học Manchester, khẳng định rằng phân đoạn này thực sự nói về Sự Rủa sả giáng trên tất cả muôn vật – toàn thể vũ trụ – như là hậu quả của Sự Sa ngã.3 Bruce cũng đã xem ai ‘bắt muôn vật phải phục sự hư không’ và kết luận rằng nguyên bản cho thấy là ‘gần như có lẽ là Đức Chúa Trời’, còn các nhà bình luận khác đưa ra giả thiết là do Sa-tan hay A-đam thì hầu như là không thể đúng được.4

Một chuyên gia khác bình luận về Rô-ma, là học giả Tân Ước C.E.B. Cranfield, cũng đã làm cho rõ ràng rằng ‘sự sáng tạo’ trong Rô-ma 8:19–20 là toàn bộ: ‘sự tổng thể của bản chất thú vật của cả loài có sinh khí lẫn vô tri”.5 Hơn nữa, Cranfield nói rõ là ‘chắc rằng ở đây Phao-lô nghĩ đến sự phán xét liên quan đến Sáng thế ký 3:17–19, mà trong đó bao gồm (câu 17) các từ “đất sẽ bị rủa sả vì ngươi”’,5 vì thế mà ngoài loài người ra, muôn vật cũng có liên quan đến Sự Sa ngã nữa.6

Chưa hết, James Dunn, một nhà bình luận khác về Rô-ma 1–8 đã viết:

Vấn đề có thể được Phao-lô đưa ra, qua ngôn ngữ hơi khó hiểu, là Đức Chúa Trời đã theo sự hợp lý về mục đích của Ngài là bắt muôn vật phải phục tùng con người bằng cách bắt nó phải phục tùng hơn nữa trong hậu quả của sự sa ngã của con người, để nó có thể phục vụ trong bối cảnh thích hợp cho con người đã bị sa ngã; một thế giới hư không liên kết với tâm trí hư không của con người. Bằng cách mô tả sự phục tùng của muôn vật là việc bị ‘bắt buộc’, Phao-lô xác nhận sự nhân cách hóa của câu trước đó. Có một sự xáo trộn, rời rạc về trật tự đã được tạo ra nhằm làm cho nó trở thành một nơi sống thích hợp cho con người đang có sự xung đột với Đấng tạo ra mình.7

Norman Geisler là người ủng hộ Ross cũng khẳng định rằng Sự Sa ngã là một thảm họa của vũ trụ. Và gần đây nhất, Chuck Colson và Nancy Pearcey đã đưa ra một bài đánh giá hay đối với sự dạy dỗ của Kinh Thánh về nguồn gốc của cái chết và sự đau khổ trong sách của họ như thế nào Bây Giờ Chúng Ta Sẽ Sống Sao Đây?

Đức Chúa Trời là tốt lành, và sự sáng tạo nguyên thủy là tốt lành [thực ra Sáng thế ký 1:31 nói là ‘rất tốt’]. Đức Chúa Trời không phải là tác giả của điều ác. Đây là yếu tố quan trọng trong sự dạy dỗ của Cơ-Đốc giáo… cũng như không có cơ sở nào cho việc đấu tranh chống lại sự bất công và áp bức, chống lại sự gian ác và tham nhũng, vì những điều này cũng phản ánh chính bản chất của Đức Chúa Trời, và do vậy mà vốn có trong thế giới vì Ngài đã tạo ra nó.

… Sự chuộc tội có nghĩa là sự phục hồi và làm trọn các mục đích ban đầu của Đức Chúa Trời. [t.194]

Hậu quả của tội lỗi ảnh hưởng đến ngay cả trật tự của chính vũ trụ. … Sự Sa ngã ảnh hưởng đến toàn bộ thiên nhiên… việc phản loạn của chúng đã đưa sự rối loạn vào trong tất cả mọi tạo vật. [t. 197]

Mọi việc trong công trình của Đức Chúa Trời cũng đều bị hủy hoại bởi sự nổi loạn của con người … Khi Sa ngã, mọi thứ trong tạo vật cũng bị nhấn chìm vào trong sự hỗn loạn của tội lỗi, và mọi vật đều khóc than mong được cứu chuộc. Chỉ có quan điểm của Cơ-Đốc giáo giữ cho hai lẽ thật này được cân bằng: sự hủy diệt hoàn toàn do tội lỗi gây ra và hy vọng về việc phục hồi trở lại sự tốt lành đã được tạo ra lúc ban đầu. [t.198]8

Colson là một người tin rằng địa cầu đã có từ lâu, vì vậy rõ ràng là ông không thấy ý nghĩa của những gì ông đang viết (Bà Pearcey chắc chắn từng là một người theo thuyết trái đất còn mới mẻ [YEC], vì bà đã viết cho Bản tin Khoa học Kinh Thánh, nhưng bây giờ dường như dè dặt về vấn đề này). Đó là, hồ sơ hóa thạch cho thấy những ảnh hưởng của sự hỗn loạn, tàn ác và mục ruỗng mà họ nói rằng chúng đến từ sự Sa ngã, chớ không phải là một phần của sự sáng tạo tốt đẹp. Do đó, hồ sơ hóa thạch phải đến sau sự Sa ngã, là điều loại trừ hàng triệu năm. Thay vào đó, Trận Nước Lụt bao phủ địa cầu trong thời kỳ Nô-ê sẽ giải thích nhiều về hàng loạt những lớp trầm tích hóa thạch. Xem: Sáng thế ký và thảm hoạ: Trận Nước Lụt là biến cố địa chất trong Kinh Thánh.

Cái chết của loài vật và sự Sa ngã

Giới động vật là một phần trong sự sáng tạo ra này, vì thế mà chúng cũng phải chịu đau khổ, và hồ sơ hóa thạch là bằng chứng quả quyết về điều đó. Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng động vật không phải lúc nào cũng bị huỷ diệt bởi những thảm họa, và không phải lúc nào cũng cắn xé lẫn nhau.

Điều này được thể hiện qua chế độ ăn thường ngày mà Đức Chúa Trời đã lập nên lúc ban đầu. Sáng thế ký 1:29–30 dạy rõ ràng rằng cả loài vật lẫn loài người lúc được tạo dựng nên đều ăn trái cây rau cỏ. Như đã chỉ ra trong cuốn Công bố sách của Ross: Câu hỏi về Nguồn gốc, Tiến sĩ Ross chấp nhận rằng những câu này dạy về việc ăn trái cây hoa quả của con người trước sự Sa ngã, nhưng ông ta lại mâu thuẫn khi phủ nhận việc loài vật ăn trái cây rau cỏ lúc ban đầu như đã được dạy bằng những ngôn từ chính xác như nhau trong cùng ngữ cảnh giống hệt nhau. Chúng tôi đã giải thích nhiều hơn về điều này trong phần trả lời cho những người tin trái đất là già cỗi này.

Hơn nữa, ngay cả một trong những người ủng hộ Tiến sĩ Ross, là nhà biện giáo Norman Geisler, cũng nhận ra điều này (xem cách ông ấy đáp lại lời phàn nàn về sự đau khổ của loài vật của người bội giáo Charles Templeton). Chúng tôi đã thu thập được rằng Basil Vĩ đại , John CalvinJohn Wesley cũng hiểu Sáng thế ký 1:29–30 dạy rằng loài vật ăn trái cây rau cỏ khi được tạo dựng nên. Vì vậy, quan điểm của Ross là quan điểm sai lầm.

Một trường hợp mạnh mẽ khác chống lại ý niệm cho rằng loài ăn thịt là một phần của sự sáng tạo ban đầu, cũng được chỉ ra bởi Geisler, xuất phát từ Ê-sai. Ê-sai 11:6–9 và 65:25 nói tiên tri rằng sẽ có một thời gian trong tương lai không còn có sự đổ máu trong giới động vật nữa. Đây là những phân đoạn nổi tiếng về sư tử và bê, sói và chiên con, cũng như sư tử mà ăn cỏ xanh còn rắn thì vô hại. Điều quan trọng ở đây là cả hai phân đoạn kết thúc với sự biểu thị cho thấy rằng điều này phản ánh một thế giới lý tưởng mà thế giới hiện tại không có: ‘Chúng nó sẽ không làm hại hay tiêu diệt lẫn nhau…’ và ‘Chúng sẽ không gây hại hay hủy diệt…’.4 Điều này chỉ ra rằng gây tổn thương, làm tổn hại hay phá hủy cuộc sống của động vật đã không phải là một phần của sự sáng tạo ‘rất là tốt lành’. Các nhà bình luận như Tiến sĩ Alec Motyer, Hiệu trưởng của trường Đại học Trinity, Bristol, lưu ý rằng những đoạn văn này là một phần trong sự phục hồi trở lại giống như trong vườn Ê-đen:

Có một yếu tố ‘Ê-đen’ trong suy nghĩ của Ê-sai (xem 2:4b) … là chính đời sống thiên nhiên được biến đổi. Các câu 6-8 đưa ra ba khía cạnh của việc tái tạo tạo vật và câu 9 là phần kết luận tóm tắt. Thứ nhất, trong câu 6 có sự hòa giải về các hành động thù địch cũ, sự xua tan những nỗi sợ hãi cũ; các động vật ăn thịt (như chó sói, báo, sư tử) và những con mồi (như chiên, dê, bê, con tròn 1 năm tuổi) được giải hòa. Sự bình an được bảo đảm lắm đến nỗi mà một đứa trẻ có thể thực hiện được quyền quản trị nguyên thủy đã được ban cho nhân loại. Thứ hai, trong câu 7, có sự thay đổi về bản chất tự nhiên trong chính các loài thú: gấu ăn cùng một thứ thức ăn, sư tửbò đực cũng thế. Cũng có một sự thay đổi trong thứ tự của chính sự vật: bản chất của loài động vật ăn cỏ của tất cả các sinh vật cho thấy Ê-đen được phục hồi (Sáng. 1:29–30). Thứ ba, trong câu 8, sự rủa sả bị loại bỏ. Sự thù nghịch giữa dòng dõi người nữ và con rắn không còn nữa (Sáng. 3:15ab). Trẻ sơ sinh và ‘trẻ con mới thôi bú’ không có gì phải sợ hãi rắn hổ mangrắn độc. Cuối cùng, trong câu 9, Ê-đen sắp tới là Núi Si-ôn – một Si-ôn đầy dẫy khắp trái đất. Bình an (9a), thánh khiết (9b), và ‘sự hiểu biết Chúa’ (9c) tràn ngập tất cả.9

Vấn đề đối với tất cả những quan điểm về thời kỳ kéo dài là hồ sơ hóa thạch chứng minh loài ăn thịt, và Ross xác định niên đại này lâu đến hàng triệu năm trước sự Sa ngã. Nhưng điều này mâu thuẫn với sự dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh rằng trước sự Sa ngã các loài vật không ăn thịt lẫn nhau. Geisler cũng đã hoàn toàn bỏ qua điểm này, vì thế ít nhất Ross cũng nhất quán hơn khi ông ta chỉ đơn giản phủ nhận rằng động vật là loài ăn cỏ khi được tạo ra, theo cách mà Kinh Thánh và Geisler nói chúng là như vậy.

‘Không có sự chết trước sự Sa ngã’ của những người tin theo thuyết sáng tạo có nghĩa là gì?

Nhiều người chống lại thuyết sáng tạo đã cố tình dàn dựng rồi giải thích không theo ngữ cảnh vấn đề ‘không có sự chết trước khi có tội lỗi’ bằng cách đơn giản tấn công vào lời tuyên bố ấy. Nghĩa là, họ lập luận rằng thực vật và các tế bào của con người đã chết trước sự Sa ngã, ví dụ: khi loài vật ăn thực vật. Tuy nhiên, những người theo thuyết sáng tạo thường chỉ ra rằng ‘không có sự chết trước khi có tội lỗi’ áp dụng cho những gì mà Kinh Thánh gọi là sự chết, là điều mà không phải luôn luôn theo như cách mà các nhà sinh vật học ngày nay xử dụng nó. Mặc dù các nhà sinh học hiện nay nói rằng cây cỏ chết nhưng Kinh Thánh thì không nói như vậy, điển hình là nói đến cây cỏ héo tàn mà thôi.

Sự khác biệt là gì? Trả lời: Những sinh vật bị ảnh hưởng bởi sự chết là giống mà Kinh Thánh gọi là נֶפֶשׁ חַיָּה (nephesh chayyāh). Khi nói đến con người, nó thường được dịch là ‘linh hồn sống’, nhưng, đối với các loài sinh vật khác, bao gồm cả cá, nó thường được dịch là ‘động vật sống’. Tuy nhiên, nó không bao giờ được áp dụng cho cây cối hoặc động vật không có xương sống. Do đó, có sự khác biệt về định tính giữa cái chết của động vật (có xương sống) được gọi là nephesh chayyāh và cái chết của thực vật. Điều này được hỗ trợ hơn nữa bởi câu chuyện của Trận Nước Lụt và Chiếc Tàu. Những động vật sống (nephesh chayyāh) được giải cứu trên Chiếc tàu không bao gồm các loài thực vật (hoặc là các loài động vật không có xương sống) – xem Làm thế nào Chiếc tàu của Nô-ê có thể chứa hết các loài động vật?

Trong bất cứ trường hợp nào cũng vậy, rõ ràng là các loài thực vật không gặp khốn khổ hay đau đớn như các loài động vật. Nhưng Tiến sĩ Ross lại tuyên bố cách vô lý (Sự Sáng tạo và Thời gian, t. 63)

Nhưng ngay cả thực vật cũng phải gặp khốn khổ khi bị ăn nuốt. Chúng phải bị chảy máu, thâm tím, thành sẹo và chết. Tại sao lại có thể chấp nhận để cho các loài thực vật bị khốn khổ mà lại không chấp nhận cho các loài động vật bị như vậy?

Thật khó để tin rằng không phải là Ross đang đùa, mà là ông ấy thực sự nghiêm túc khi nói như thế. Nhưng các loài thực vật thì không có bộ não để giải mã mô bị tổn thương là sự đau đớn!

Theo như ý của Kinh Thánh thì các loài thực vật có ‘chết’ không?

Sách Câu hỏi về Nguồn gốc của Ross tiếp tục cố gắng biện minh cho việc áp dụng ‘cái chết’ cho các loài thực vật là đúng theo như ý của Kinh Thánh. Không biết sao mà ông ta lại nghĩ rằng nếu ông ta có thể chứng minh là các loài thực vật cũng chết giống như là các loài động vật, thì ông ta sẽ phá hỏng được thuyết sáng tạo trong việc chống lại cái chết của thú vật trước khi có sự Sa ngã.

và nhân tiện nói luôn, không phải là các nhà thực vật học đã bắt đầu việc khẳng định rằng cây cối cũng trải qua cái sống và cái chết mà là Kinh Thánh đã nói như vậy trước, (t.100)

Ông ấy cố gắng yểm trợ điều này với ghi chú 24, t. 125, với các phần Kinh Thánh trong Xuất Ê-díp-tô ký 10:12–17, Gióp 14:8–10, Thi thiên 37:2, Mat-thi-ơ 6:28, 30Giăng 15:6. Vậy, để đáp lại, chúng ta hãy cùng nhau phân tích những phần này nhé:

  • Xuất Ê-díp-tô ký 10:17 (Pha-ra-ôn, sau khi cào cào phá hoại mùa màng) ‘Bây giờ xin tha tội cho ta một lần nữa và cầu nguyện với CHÚA, Đức Chúa Trời các ngươi, và xin Ngài đem tai vạ chết người này đi khỏi ta.’

    Lưu ý đầu tiên rằng đây là một lời cầu xin không được sự soi dẫn từ một Pha-ra-ôn ngoại giáo sau khi cào cào phá hoại mùa màng. Lưu ý rằng không phải là Kinh Thánh tán thành từng lời trích dẫn được sao chép hay mỗi một hành động được ghi lại. Sự vô ngộ của Thánh Kinh đòi hỏi rằng mọi người phải được tường thuật lại một cách chính xác, chớ không có nghĩa là họ đúng. Ví dụ. Thi thiên 14:1 thuật lại một cách chính xác về kẻ ngu ngốc nói điều sai trật: ‘Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: “Không có Đức Chúa Trời.” ’Gióp 2:9 ghi lại chính xác lời vợ của Gióp nói rằng, ‘Hãy rủa sả Ðức Chúa Trời và chết đi,’ nhưng rõ ràng là không tán thành điều như vậy!

    Thậm chí quan trọng hơn, là dù sao thì kết quả đã hủy hoại lời tuyên bố của Ross. Lưu ý rằng Pha-ra-ôn nói ‘xin đem tai vạ chết người này đi khỏi ta’, và kết quả không phải là sự phục hồi mùa màng (là điều duy nhất có thể ủng hộ lời tuyên bố của Ross), nhưng mà là những con cào cào bị loại bỏ.
  • Xuất Ê-díp-tô ký 10:19 ‘CHÚA đổi gió thành một trận gió tây rất mạnh, đùa hết cào cào xuống Biển Đỏ. Khắp xứ Ai-cập không còn một con cào cào nào cả.’ Vậy thì cào cào là đối tượng được coi là ‘chết’, có nghĩa là đại diện cho cái chết, vì cái chết của con người và gia súc là hậu quả chắc chắn của sự hủy hoại mùa màng.
  • Gióp 14:8–10 ‘Dù rễ bắt đầu già cỗi dưới đất, và gốc khởi sự chết trong bụi đất, nhưng vừa bắt được hơi nước, cây liền nứt lộc, đâm nhành như một cây tơ. Nhưng con người, khi chết rồi, mất tất cả năng lực; người tắt hơi, rồi về đâu?’,

    Đây là một phân đoạn ngớ ngẩn được dùng làm minh chứng cho cái chết của thực vật, bởi vì rõ ràng cây này thậm chí không có chết theo khía cạnh của sinh học hiện nay! Cuối cùng, nó có thể đâm chồi trở lại nếu như chỉ cần có sẵn nước. Thực ra phân đoạn này tương phản ‘cái chết’ này với cái chết về thể xác của con người, đó là mãi mãi (cho đến khi được Sự Sống lại cuối cùng).
  • Thi thiên 37:2 ‘Vì như cỏ, chúng sẽ sớm tàn. Và như cỏ xanh chúng sẽ héo.’

    Đây là điều mà chúng ta chỉ ra – thực vật được mô tả là tàn và héo, chớ không chết.
  • Ma-thi-ơ 6:28, 30 (Jesus) ‘Còn việc ăn mặc, sao các con lo lắng mà làm chi? Hãy xem hoa huệ ngoài đồng mọc thế nào. Chúng không phải làm việc khổ nhọc, cũng chẳng kéo chỉ. …Một loài hoa dại ngoài đồng, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà Đức Chúa Trời mặc cho chúng như thế, còn các con không quý hơn để Ngài chu cấp quần áo cho sao, hỡi những kẻ ít đức tin?’

    Không có vấn đề về sống hay chết gì ở đây cả. Câu trong bản dịch NASB ‘là thứ nay còn sống’, nhưng chữ ‘sống’ là chữ nghiêng để chỉ ra rằng nó đã được thêm vào bởi các dịch giả để có ý nghĩa (theo quan điểm của họ) chớ không có trong ngôn ngữ gốc. Thật là điên rồ khi dùng ý kiến của các dịch giả để suy luận giáo lý của Kinh Thánh.
  • Giăng 15:6 ‘Nếu ai không ở trong Ta thì bị ném ra ngoài, như nhánh nho lìa khỏi cây nho sẽ khô héo. Người ta sẽ gom lại ném vào lửa thì nó cháy rụi.’

    Một lần nữa, thực vật được nói là héo, giống như CMI có nói. Vì vậy, không có trường hợp nào ở đây hỗ trợ cho tuyên bố của Ross, nhưng thay vào đó lại ủng hộ những gì CMI luôn nói đến.

Những chiến thuật tranh luận không trung thực của Ross

Vào tháng 12 năm 2004, Tiến sĩ Ross đã từng tranh luận với người theo thuyết sáng tạo Tiến sĩ Jason Lisle là nhà vật lý thiên văn học là (xem phần tóm tắt về Sự chết, niên đại, và những ngày của sự sáng tạonhững ghi chú chi tiết về bản sao đầy đủ của tôi). Tiến sĩ Bob Grant, người điều phối chương trình, trước đây đã từng tự mình tổ chức cho Tiến sĩ Ross, Tiến sĩ Grant dường như là cũng bị hiểu sai như thế:

Tiến sĩ Lisle, bây giờ tôi có một điểm tò mò này, nếu tôi có thể đặt câu hỏi, có ý tưởng cho rằng thức ăn đã được tiêu thụ hoặc là ở cuối của quá trình sống nào đó cho thực vật hay cây cối trước sự Sa ngã. Đó là một ý nghĩ hay một ý tưởng được đưa ra trong cuộc trò chuyện này có lẽ ông có thể trả lời điều đó một cách trực tiếp.

Tiến sĩ Lisle trả lời

Tất nhiên. Sai lầm của Ross ở đây là lấy khoa học để định nghĩa cái chết và cho rằng nó cũng giống như cách Kinh Thánh định nghĩa về sự sống và sự chết. Hai định nghĩa đó không giống nhau, như bạn thấy đấy. Trong khoa học cuộc sống được định nghĩa theo một cách cụ thể nào đó, nhưng theo Kinh Thánh, thực vật không có sống. Từ nephesh chayyāh – trong tiếng Hê-bơ-rơ được dùng để ám chỉ đến những hồn sống, chớ Kinh Thánh không áp dụng điều đó với thực vật. Bạn có thể nghĩ thực vật giống như là các cỗ máy sinh học. Theo ý của Kinh Thánh là chúng không có sự sống. Chỉ có các loài vật và con người mà thôi.

Ross trả lời một cách trịch thượng

Vâng, Jason, tôi đã bác bỏ điều đó trên trang web Reasons.org của chúng tôi, ở đó tôi liệt kê một số phân đoạn trong Cựu Ước, chỗ mà thực vật được gọi là trải nghiệm cái sống và cái chết. Và điều thú vị là từ giống hệt nhau được dùng để chỉ sự sống và sự chết của con người cũng là những từ được sử dụng trong ngữ cảnh đó.

Đây hoàn toàn là sự bịp bợm và lớn lối. Như đã trình bày ở trên, Tiến sĩ Ross đã không bác bỏ điều gì cả với những phần trích dẫn Kinh Thánh của ông. Và điều đáng lưu ý là Tiến sĩ Ross đã không giải quyết được điểm mà Tiến sĩ Lisle chỉ ra rằng cây cối không phải là nephesh chayyāh, như cũng đã được trình bày ở trên. Trái lại, Tiến sĩ Ross tiếp tục bỏ qua điểm này trong suốt cuộc tranh luận và thay vào đó là tiếp tục ‘công việc phỉnh phờ’ của mình, ví dụ:

Vâng đúng và là câu trả lời cho Isaac [vị khách], ý tôi muốn nói là bạn thực sự nên xem xét toàn bộ Kinh Thánh trước khi bạn quyết định nói những gì mà Kinh Thánh gọi là sống hay là chết. Ví dụ, bạn có thể vào Xuất Ê-díp-tô ký 3–10, chỗ nói về các tai vạ được giáng xuống trên Ai Cập, và ở đó cho thấy hoàn toàn rõ ràng rằng Kinh Thánh nói rằng thực vật thực sự trải qua cái sống và cái chết theo cách giống như loài vật có hồn, theo cách mà loài người có.

Ở đây chúng ta thấy cách quăng voi của Ross, đang cố gắng tạo ra ấn tượng về bằng chứng có trọng lượng của mình bằng cách trích dẫn tám chương được cho là ủng hộ lý lẽ của ông ta. Đây là một chiến thuật không trung thực, vì giới hạn về thời gian, nên không thể lướt qua tất cả những điều này để tìm hiểu xem ông ấy đang nói thứ gì đây. Ngoài ra, nó cũng đã không đề cập đến những gì mà Tiến sĩ Lisle thực ra đang tranh luận ấy là thực vật không phải là nephesh chayyāh. Thay vào đó, Tiến sĩ Ross ngụ ý rằng có rất nhiều tài liệu tham khảo về cái chết của thực vật trong những chương này của Xuất Ê-díp-tô ký. Chắc chắn, tiếng Hê-bơ-rơ cho chữ chết/cái chết (mût/mavet) được dùng nhiều lần trong những chương này:

  • Xuất Ê-díp-tô ký 4:19 ‘vì những người tìm giết con đã chết hết rồi.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 4:24 ‘Chúa gặp [Môi-se], và định giết ông.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 7:18 ‘Cá trong sông sẽ chết
  • Xuất Ê-díp-tô ký 7:21 ‘Cá dưới sông đều chết
  • Xuất Ê-díp-tô ký 8:13 ‘Chúa nhậm lời cầu nguyện của Môi-se. Các ếch nhái ngã ra chết khắp nơi trong nhà, ngoài sân, và ngoài đồng.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 9:4 ‘Đức Giê-hô-va sẽ phân biệt súc vật của dân Y-sơ-ra-ên cùng súc vật của người Ê-díp-tô, sẽ chẳng có một con nào của dân Y-sơ-ra-ên bị chết.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 9:6 ‘hết thảy súc vật của người Ê-díp-tô đều chết; nhưng của dân Y-sơ-ra-ên chẳng chết một con nào.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 9:7 ‘Pha-ra-ôn sai người đi xét, thấy chẳng có một con súc vật nào của dân Y-sơ-ra-ên chết hết.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 9:19 ‘Mưa đá sẽ rớt xuống trên mọi người và vật đang ở ngoài đồng không vào nhà, thì sẽ chết hết.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 10:17 (Pha-ra-ôn sau khi cào cào phá hoại mùa màng) ‘Hãy tha lỗi cho ta một lần nầy nữa, và hãy cầu nguyện với Chúa, Ðức Chúa Trời của các ngươi, để ít nữa Ngài cũng cất đi khỏi ta tai họa chết người nầy.’
  • Xuất Ê-díp-tô ký 10:28 ‘Pha-ra-ôn nói với Môi-se, “Hãy đi ra khỏi đây. Hãy liệu hồn mà đừng đến gặp mặt ta nữa, vì ngày nào ngươi thấy mặt ta, ngày ấy ngươi sẽ chết.’

Vì vậy, trong tất cả các chương này, tất cả rõ ràng đề cập đến con người, súc vật, ếch nhái và cá, tất cả đều là nephesh chayyāh chỉ trừ có một. Một chỗ duy nhất trong tất cả công việc phỉnh phờ khi trích dẫn tám chương mà có thể được lấy ra để coi như đề cập đến sự chết của thực vật là Xuất Ê-díp-tô ký 10:17. Cho đến nay, việc áp dụng rộng rãi về ‘cái chết’ đối với các loài thực vật trong các chương mà ông ta trích dẫn, lập luận của Ross chỉ dựa trên một lời nài xin đơn lẻ từ một kẻ ngoại giáo. Và như được chỉ ra ở trên, dù sao thì ngay cả chỗ này thậm chí còn không áp dụng được từ ‘cái chết’ cho các loài thực vật nữa là! Vì vậy, Ross không có được chứng cớ nào cho lý lẽ của mình cho dù là nhỏ nhất, nhưng có lẽ ông ấy hy vọng rằng không ai trong khán thính giả sẽ kiểm tra được sự lừa dối nghe rất uyên bác của mình.

Kết luận

Mặc dù cho người ta có nghĩ gì đi nữa, thì vấn đề chính đối với sự sáng tạo không phải là chiều dài của các ngày sáng tạo hay là tuổi của trái đất. Mà thay vào đó là vấn đề thẩm quyền của chúng ta là gì – đó là Lời của Đức Chúa Trời được viết nên, là Kinh thánh, hay là những quan điểm có thể sai lầm của con người về lịch sử của trái đất và sự sống trên đó? Và nếu chúng ta dùng cách suy gẫm cẩn thận, tức là đọc mọi thứ từ trong Kinh Thánh, thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy những ngày sáng tạo trong khoảng thời gian bình thường. Chỉ khi chúng ta dùng lối suy diễn tưởng tượng, tức là đọc Kinh Thánh mà lại dựa trên những ý tưởng về thời đại xa xôi của ngoài đời, để rồi ai cũng có thể sáng tác ra những ‘ngày’ sáng tạo trong khoảng thời gian kéo dài.

Và từ trong Kinh Thánh, chúng ta được học biết rằng không có cái chết của bất kỳ nephesh chayyāh nào trước khi có tội lỗi – cả loài người lẫn loài vật đều ăn các loài thực vật, là thứ không chết theo nghĩa của Thánh Kinh. Do đó bất kỳ vật hoá thạch nào cũng phải đến sau tội lỗi. Và Kinh Thánh dành trọn cả ba chương để giải thích một cơn đại hồng thủy đẫm nước mà có thể giải thích điều này – là Trận Nước lụt bao phủ toàn cầu của thời đại Nô-ê.

Do đó luận điểm về trái đất chỉ là mới đây không phải là trọng tâm chính của CMI. Mà thay vào đó nó là kết quả tất yếu của thẩm quyền của Kinh Thánh – là suy luận từ sự mặc khải có tính chất xác nhận về những ngày sáng tạo trong khoảng thời gian bình thường và cái chết do tội lỗi gây ra. Quan điểm về thời đại xa xôi hủy hoại mối quan hệ nhân quả của tội lỗi-sự chết này, và do đó mà hậu quả là ảnh hưởng nguy hại đối với thẩm quyền của Thánh Kinh mà chính xác là Phúc Âm. Đây là lý do vì sao mà Bác bỏ sự Thỏa hiệp đã được viết nên. Thật vậy, chương đầu tiên là tầm quan trọng của thẩm quyền đúng đắn và chương 6 có nhiều chi tiết về nguồn gốc của sự chết và sự đau khổ là bởi vì tội lỗi.

Những bài viết liên quan

Đọc thêm

Truyền thông liên quan

15 Reasons to Take Genesis as History

Progressive creation—Preposterous Compromise

Tài liệu tham khảo và ghi chú

  1. McDougall, I., Brown, F.H. & Fleagle, J.G., Sự sắp đặt của địa tầng học và niên đại của người cận đại từ Kibish, Ethiopia, Tự nhiên 433(7027):733–736, 17 Tháng 2, 2005. Trở lại văn bản.
  2. Hopkins, M., Ethiopia là sự chọn lựa tốt nhất cho cái nôi của Người tinh khôn, News@nature.com, 16 Tháng 2, 2005 (chú thích về Tham khảo 1). Trở lại văn bản.
  3. Bruce, F.F., Romans, từ trang 168–174; trong: Tasker, R.V.G., ed., Tyndale Chú giải Tân Ước, IVP, Leicester, UK, 1963. Trở lại văn bản.
  4. Cũng xem Gurney, R.J.M., Bản chất ăn thịt và sự đau khổ của các loài động vật, Tạp chí về sự Sáng tạo 18(3):70–75, 2004. Trở lại văn bản.
  5. Cranfield, C.E.B., Bình luận về Phê bình và Chú giải Thư tín Rô-ma tập 1, ICC, T & T Clark, Edinburgh, 1975. Trở lại văn bản.
  6. Cũng xem Kulikovsky, A.S., Sự Sáng tạo, sự Sa ngã, sự Phục hồi: Thần học Thánh Kinh về sự Sáng tạo, Luận án Thạc sĩ, Trường Đại học Báp-tít Louisiana, 2004. Trở lại văn bản.
  7. Dunn, J.D.G., Rô-ma 1–8, WBC, Những Sách về Ngôi Lời, Dallas, 1988. Trở lại văn bản.
  8. Colson, C.W. and Pearcey, N.R., Bây Giờ Chúng Ta Sẽ Sống Sao Đây? Tyndale, Wheaton, Ill, USA, 1999. Trở lại văn bản.
  9. Motyer, A., Lời Tiên tri của Ê-sai, IVP, Leicester, UK, t. 124, 1993. Trở lại văn bản.